How We Learn

Nguyện vọng gì? – Hà Huy Khoái

Mấy hôm nay, cả xã hội nháo nhào chuỵện nộp-rút “nguyện vọng” của học sinh.

Tôi không có ý định bàn về việc tổ chức kỳ thì, các quy định, vì chẳng có thông tin gì.

Chí một điều thấy đáng lo: hình như hầu hết học sinh KHÔNG CÓ BẤT KỲ NGUYỆN VỌNG GÌ cho nghề nghiệp tương lại của mình.

Chỉ có nguyện vọng duy nhất: đỗ đại học, và đỗ đúng trường tương ứng với điểm. Không có nguyện vọng làm kỹ sư, bác sĩ, nhà buôn, nhà nông, nhà khoa học gì hết. Chỉ lo sao nếu điểm mình là 18 thì không ghi vào trường điểm chuẩn 19, vì sẽ rớt. Nếu điểm mình 23 cũng không ghi vào trường điểm chuẩn 19, vì “phí” 4 điểm. Phải tìm trường điểm chuẩn 23, tệ lắm cũng 22,5.

Hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT rồi mà không thực sự thích một nghề nghiệp gì, đó có thể là một trong những vấn đề lớn nhất của giáo dục.

Có lẽ vì không học cái gì cẩn thận nên không thích cái gì chăng?

Hà Huy Khoái (FB)

Bình luận của Anh Phạm (FB)

Đại đa số học trò chỉ nghĩ học gì sau ra kiếm đủ sống hoặc chỉ mơ có cái bằng tối thiểu mà xã hội trọng bằng cấp đòi hỏi dù chẳng đề cao.

Chẳng mấy ai mơ những ước mơ cao thượng trong tình trạng hỗn quân hỗn quan lắp ghép điểm với trường thay đổi xoành xoạch kiểu lô đề thế này.

Mục đích khai phóng của giáo dục như là bị gạt sang một bên, giờ ai nói đại học là cái nôi ấp ước mơ, khát vọng, hoài bão chắc người nghe phát xì hơi.

Tagged as: ,

11 bình luận »

  1. Các cụ vẫn nói oqử bầu thì tròn, ở ống thì dài. Không nên trách học sinh bất tài không biết chọn nguyện vọng. Tôi đã có dịp bày toẻ tâm tư với bộ trưởng PV Luận côgn khai tại Bộ trươcvs khi về hưu: GDĐH Việt Nam đang đi ngược xu thế thế giới. Là sao: Thế giới mở rộng đầu vào đại học, sàng lọc quá trình đào tạo, thắt chặt đầu ra, còn ở ta lâu nay cứ loay huay 2-3 chung để thắt chặt thi đầu vào, chúng ta đi theo cái CNXH biến dạng (tôi lấy cái ví dụ của các Gs Liên Xô giảng về CNCS khoa học cho 120 lãnh đạo các ĐH Việt Nam ở Viện nầng cao KHXH ĐHQG Kiev Ucrena năm 1987-1988 mà tôi làm phiên dịch). Đó là một đoàn quân cùng nhau rầm rập một hai một bước qua cầu, khi cộng hưởng vật lý, câu cầu sẽ bị đứt, như_cầu treo Chà và Lai châu là ví dụ với một đám tang nhỏ). Đất nước đang thiếu nhạc trưởng thiên tài (thực ra vẫn có quanh quẩn đâu đây nhưng chưa hợp lòng TRÊN thượng đỉnh)để điều khiển cây gậy chỉ huy cho dàn nhạc hợp xướng du dương trầm bổng, kêu gọi mọi ngừoi, mọi nhà, mọi ngành ghé vai chung sức gánh vác việc non sơn (Cải cách hệ thống GD)để thanh thiếu niên ta có cơ hội sánh vai cùng cường quốc năm châu như mong mỏi của Bác từ bao lâu về trước! Tôi nghĩ hãy bỏ tư duy chiến tranh với thuật ngữ “Tư lệnh ngành”, “Trận đánh lớn” một khi ta muốn khiêm tốn học hỏi và hội nhập 4 phương. Hãy mở rộng đầu vào, mềm hoá qui trình đào tạo, đa dạng hoá các hình thúc đào tạo, sàng lọc mạnh, nâng cao tính chịu trách nhiệm giải trình trước XH về kết quả sản phẩm đầu ra của trường ĐH. Đó chính là kế sách trước mắt. Bên Canada tôi đã đi tìm hiểu có cơ sở đào tạo còn bảo hành sản phẩm đầu ra, xin được nói rõ vào dịp khác). Xin đừng trách các cháu học sinh có lơn mà chưa có khôn, khi mà người lớn còn chưa chịu nghe, chịu học đến nơi đến chốn, vội cải cách thì ít, cải mả thì nhiều để chạy theo thành tích báo cáo láo, lợi ích nhóm cả về tiền tài và danh vọng. Âu đó cũng là system eraw chăng?

    Đã thích bởi 2 người

  2. Hoàn toàn đồng ý với Giáo sư, có lẽ cái “tội” lớn nhất của giáo dục và xã hội Việt Nam là làm cho trẻ con không còn muốn gì cả, không có bất cứ nguyện vọng nào cho nghề nghiệp tương lai của mình. Nền giáo dục Steiner, “will” của đứa trẻ ngay từ mầm non đến hết phổ thông (lớp 12) được chăm chút, bồi đắp và phát triển qua từng hành động nhỏ nhất của giáo viên, từng môn học; cõ lẽ bởi vậy mà đến lớp 12 không có học sinh nào không nhận biết được mình đam mê cái gì, muốn trở thành “nhà” gì.

    Thích

  3. Giáo dục cho con người và giáo dục cho người công dân khác nhau như thế nào?
    Việt Nam đang nghiên về giáo dục người công dân hơn.

    Thích

    • Vấn đề là, nếu như người Việt Nam trở thành những người chân chính, họ lập tức sẽ đứng sang lề bên trái.

      Công dân là người trên 18 tuổi, thần kinh bình thường, không có án.

      Đã thích bởi 1 người

  4. Rất nhiều người trong số người lớn chúng ta cũng đã biết nguyện vọng của mình đâu!?

    Vả lại làm sao chúng ta biết các em không biết nguyện vọng của mình?

    Nếu điều đó là thật (% cao là như vậy) thì – thực ra – cuộc sống cũng có công bằng đâu.

    Bao nhiêu người hàng ngày chết vì tai nạn giao thông,
    bao nhiêu học sinh qua cầu bằng túi nilon và dây cáp hàng ngày
    bao nhiêu trẻ nhỏ bữa ăn còn thiếu dinh dưỡng
    bao nhiêu…

    Thích

  5. Các bác giả vờ nêu câu hỏi? Giờ này bác mới biết?
    Ước mơ, hoài bão, đam mê, nhân bản, cộng đồng, quốc tế, tự chủ, sáng tạo…?
    Toàn những thứ “xa xỉ”.
    Hàng Tàu, đồ giả ngập tận răng, rẻ như cho không.
    Sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông, đại học, vào nghề, thăng tiến : một duộc “văn hoá ” phong bì. Mỗi bậc cuộc đời vượt qua được chật vật của “chạy chọt” là toại nguyện, hơn người.
    Niềm tự hào đơn giản vậy và ngấm vào máu, quyện vào cốt tủy.
    Dễ dãi, lươn lẹo thì được “nên người” , sống khỏe.
    Chạy chức thành công thì được vinh danh và giàu có.
    “Cách mạng giáo dục toàn diện” sẽ giải quyết được vấn đề?
    Sao không đặt vấn đề CM xong đến GD cuối cùng TD cho giản tiện ?
    Khó và đau đầu phải không các bác? Sợ hãi mà không dám nghĩ thêm gì nữa.

    Đã thích bởi 2 người

  6. Sắp vào niên học mới, hè vẫn còn đây, nên biển lúc nào cũng đông, người ta đang níu kéo những giây phút thanh bình của hè. Nhiều người thích tắm nắng, tắm gió, hay trượt sóng. Biển thì mênh mông, nhưng lòng người thì chật hẹp. Nào, hãy ra biển và hãy mở lòng ta với biển…

    Biển có thể dậy ta nhiều điều, hãy ngồi xuống và lắng nghe tiếng sóng đang dạt dào: Mỗi người là một ly nước, khi cơn mưa đổ xuống, cạn hay đầy là ở nơi ta, không cần phải là to hay bé, không cần phải là trên mặt bàn sang trọng hay trên mặt cát nghèo hèn. Nhưng càng lắng đọng thì tâm ta lại càng trong sáng.

    Nhìn những con sóng đang dập dìu, xô tới xô lui, như khẽ bảo: Không cần phải đi học đâu xa, những câu chuyện nhỏ mọn nhất, thật thà chính là điều đáng quý. Tôi đọc đi đọc lại câu nói của Bác Trọng khi Bác í sang Mỹ: “đối thoại sẽ cho phép tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp sự khác biệt, và dần dần xây dựng lòng tin giữa đôi bên…”

    Có thật thế không? … đã đối thoại chưa … đã hiểu biết lẫn nhau chưa, … đã thu hẹp sự khác biệt chưa, … đã xây dựng lòng tin giữa đôi bên chưa? Nguyện vọng của tôi là sự thật thà. Biển ơi, em đáng yêu vì sự thật thà đấy !

    Thích

  7. các bác hay quá,trộm nghĩ câu nhân tài như lá mùa thu,tuấn kiệt như sao buổi sớm.

    Thích

  8. Các bác đưa ra nhiều lý do,nguyên nhân quá…..nghe mà nản ! Bây giờ chỉ còn một giải pháp ,có lẽ rất tuyệt,là mời bằng được ngài Ngô Bảo Châu về nước,sát cánh cùng với bác Luận, giúp giáo dục của VN tốt hơn,sánh vai với thế giới.

    Thích

  9. Đóng gạch thì cần gì nguyện vọng!

    Thích

Bình luận về bài viết này

Nhập địa chỉ email để nhận thông báo có bài mới từ Học Thế Nào.